Quảng Cáo
fwwfsd.gif
ger.gif
ergs.gif
Tìm Kiếm Theo Xe
Hãng Xe Số Loại
Tìm Kiếm Cỡ Lốp ( Dành cho xe du lịch )
Đường Kính Vành Độ Rộng Lốp Tỉ Lệ Thành Lốp

Điều phải nhớ để bảo đảm xế hộp an toàn trong ngày mưa bão

Do phần lớn các xe ô tô không được thiết kế để lội nước nên vào những ngày mưa bão, lụt lội, bạn nhất thiết phải nằm lòng những lưu ý cơ bản để bảo vệ xe an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại.

Khi di chuyển trong những ngày mưa lụt, các xe ô tô thường hay gặp sự cố do nước tràn qua ống hút khí nạp của động cơ, một số xe bị chập điện, số khác lại do đỗ chỗ trũng bị nước ngập vào xe. Đặc biệt, có nhiều trường hợp, xe bị hỏng vì thùng xăng chứa đầy… nước!

Xe bị ngập nước thường để lại hậu quả vô cùng nặng nề.

Xe bị ngập nước thường để lại hậu quả vô cùng nặng nề

Nước là yếu tố vô cùng nguy hiểm với động cơ xe ô tô và có thể gây hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng xấu đến máy đề, máy phát điện, các linh kiện điện, các hệ thống cảm biến. Nước còn làm giảm hiệu lực của côn - ly hợp và hệ thống phanh... Với những chủ xe có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô thì những sự cố này có thể sẽ được khắc phục nhanh và xe vận hành lại bình thường được. Tuy vậy, có không ít xe ô tô gặp sự cố phải tháo máy, thay biên và piston. Thậm chí, có những xe phải thay cụm động cơ mới hay toàn bộ hệ thống điện.

Nếu xe bạn di chuyển trên địa hình bị ngập lụt sâu thì rất có thể, nước sẽ bị hút vào đường hút gió (khí nạp) của máy và làm máy hỏng. Mức độ hỏng nặng, nhẹ khác nhau như cong biên hay hỏng trục cơ, vỡ block máy... tùy thuộc vào lượng nước bị hút vào ít hay nhiều. Đây chính là hiện tượng thủy kích. Nếu điều kiện hoạt động bình thường, các piston sẽ ép hỗn hợp nhiên liệu + khí ở tốc độ khoảng 1000 vòng/phút nhưng nếu bị thủy kích thì hỗn hợp nhiên liệu + khí đã có thêm nước. Khi piston ép hỗn hợp này sẽ bị cong các tay biên và piston. Tay biên bị cong quá sẽ dẫn đến bị gãy. Đoạn gãy này sẽ chọc thủng thành động cơ và phá hủy hệ thống máy xe của bạn. Do đó, bạn cần biết cách khắc phục hiện tượng thủy kích.

Nên tắt máy và đẩy xe lên chỗ cao nêu xe bị ngập sâu.

Nên tắt máy và đẩy xe lên chỗ cao nếu bị ngập sâu

Nếu nước ngập đến giữa Padeshock thì bạn nên tắt máy và đẩy xe qua nơi ngập lụt. Tiếp đó, bạn cần nhanh chóng kiểm tra bầu lọc gió. Nếu bầu lọc gió đã có nước thì cần xử lý ngay. Khi khởi động xe lại, bạn hãy đạp rà phanh nhẹ một lúc để làm khô má phanh, đảm bảo hiệu quả phanh như bình thường. Với những xe ô tô có ống hút cao, bạn vẫn cần phải thật cẩn thận vì nước có thể lọt qua các lỗ thông khí trên vỏ cầu xe, thân máy và làm hỏng dầu bôi trơn, để lại những hậu quả về sau. Trường hợp nhẹ, nước có thể lọt qua các lỗ dưới sàn, làm ướt nội thất và chập các linh kiện điện tử ở đó. 

Để tránh gặp phải sự cố này, bạn cần biết rõ vị trí đầu ống hút gió của xe bạn. Khi thời tiết mưa, lụt, bạn cần để xe ở nơi cao. Trong trường hợp phải di chuyển thì nên tránh xa các các tuyến đường bị ngập. Tuy vậy, nếu bắt buộc phải lội nước thì bạn cần xác định độ ngập. Mước ngập lên quá trục láp là mức nguy hiểm. Lúc này, bạn cần tắt công tắc AC (điều hoà), đi số 1 - với những xe số sàn, giữ đều ga ở mức vừa phải, đi chậm và ra hiệu để xe chạy ngược chiều cũng đi chậm, tránh tạo sóng cao.

Đặc biệt bạn cần lưu ý, khi điều khiển xe đi vào vùng ngập lụt mà xe bị chết máy thì tuyệt đối không cố khởi động lại. Việc cố khởi động sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện để nước thâm nhập vào đường ống hút khí nhiều hơn. Lúc này, tốt nhất là bạn nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao và nhanh chóng gọi cứu hộ. Khi di chuyển vào vùng ngập lụt, những xe khác nhau sẽ gặp sự cố khác nhau và mức độ thiệt hại khác nhau nên bạn đừng cố gắn tự sửa nếu không có chuyên môn và không thực sự sẵn sàng.

Tin Khác

Trang 1 / 62

Google Comment

Hỗ Trợ Online
  • Chat SkypeHỗ Trợ

Like and Share !
Quảng Cáo
logo.gifanigif.gifanigif(3).gif
Thống Kê Truy Cập
Go Top