Quảng Cáo
fwwfsd.gif
ger.gif
ergs.gif
Tìm Kiếm Theo Xe
Hãng Xe Số Loại
Tìm Kiếm Cỡ Lốp ( Dành cho xe du lịch )
Đường Kính Vành Độ Rộng Lốp Tỉ Lệ Thành Lốp

Không nên loại bỏ từ 'tải trọng' ra khỏi văn bản luật Việt Nam

Không nên loại bỏ hoặc thay đổi cụm từ gì kẻo thiên hạ lại rối tung hết cả lên. Trong bài trên, tác giả nêu hai vấn đề:



1/ "Tải trọng đường bộ" và "khả năng chịu tải của đường bộ" là "hai khái niệm hầu như đối lập" vì tải trọng là yếu tố bên ngoài tác động lên cầu/đường. Còn khả năng chịu tải là yếu tố nội tại của kết cấu cầu/đường chống đỡ lại tác động đó.

Sai là ở nhận thức đó, cái sai thứ nhất.

"Tải trọng cầu/ đường bộ là khả chịu tải khai thác của cầu/đường bộ để đảm bảo tuổi thọ của công trình theo thiết kế". Khả năng chịu tải đường bộ được tính toán trong thiết kế bao gồm cả "ngoại" và "nội" cũng như rất nhiều yếu tố khác tạo nên.

"Khả năng chịu tải được xác định theo tải trọng trục xe để tính toán thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường."

Khả năng hay năng lực chịu tải đường bộ được các kỹ sư xây dựng cầu/đường tính toán kỹ. Thông số quan trọng để làm căn cứ thiết kế và vận hành, khai thác công trình đường bộ phù hợp với nhu cầu, khả năng đầu tư, qui hoạch... đều tính đến yếu tố trọng lượng toàn bộ của từng đơn vị xe khi lưu thông qua.

Chỉ số về Tải trọng đường bộ được hiểu cũng chính là trọng lượng toàn bộ của từng chiếc xe chia cho các trục. Trọng lượng toàn bộ của từng xe không vượt quá trị số ghi trên biển báo để xe lưu thông an toàn và đảm bảo tuổi thọ công trình theo đúng thiết kế.

Chính vì vậy biển báo 115 là biển "hạn chế trọng lượng phương tiện cơ giới đường bộ" (ví dụ: xe 10 tấn). Hiểu cách khác xe quá tải trọng là xe có trọng lượng toàn bộ vượt quá tải trọng của đường bộ đã được thống nhất trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ.

Như vậy biển hạn chế trọng lượng phương tiện cơ giới đường bộ mang tính đơn vị xe, chứ không phải là năng lực lưu thông. Năng lực lưu thông mang hàm ý rộng hơn rất nhiều..

2/ Chính nhận thức sai lầm đó dẫn đến độc giả Phan Văn Khôi đòi loại bỏ cụm từ "tải trọng đường bộ" trong các văn bản để thay bằng cụm từ "năng lực lưu thông"?

Đó là cái sai thứ hai.

Nói đến năng lực lưu thông hay khả năng lưu thông người ta sẽ hình dung ra lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông và vận tốc/tốc độ phương tiện di chuyển khi lưu thông.

Ngoài ra khả năng lưu thông còn phụ thuộc mật độ các điểm giao cắt trên toàn tuyến, hình thái tuyến đường đèo dốc, nhiều khúc cong cua, cầu cống, chất lượng mặt đường, diện tích mặt đường, chủng loại đa dạng phương tiện, thời tiết, môi trường... Và đường nhiên phải bao gồm cả tải trọng và khổ giới hạn đường bộ, đều ảnh hưởng tới năng lực lưu thông.

Như vậy tải trọng đường bộ chỉ là một phần trong chuỗi năng lực lưu thông mà thôi. Hai cụm từ đó không thể hoán đổi cho nhau được.

Tôi chỉ đồng ý với anh rằng trong các văn bản trong lĩnh vực giao thông nên nhất quán sử dụng một cụm từ và có giải thích từ ngữ rõ ràng. Ví dụ dùng từ "tải trọng" thì nên dùng xuyên suốt. Dùng từ "Trọng lượng" hoặc "khối lượng" nên dùng xuyên suốt trong tất cả các hệ thống văn bản. Tránh Luật và Nghị định ghi một kiểu, Thông tư ghi một kiểu, truyền thông nói một kiểu, dân gian hiểu một kiểu.

http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/khong-nen-loai-bo-tu-tai-trong-ra-khoi-van-ban-luat-viet-nam-3374729.html

Tin Khác

Trang 1 / 62

Google Comment

Hỗ Trợ Online
  • Chat SkypeHỗ Trợ

Like and Share !
Quảng Cáo
logo.gifanigif.gifanigif(3).gif
Thống Kê Truy Cập
Go Top