Quảng Cáo
fwwfsd.gif
ger.gif
ergs.gif
Tìm Kiếm Theo Xe
Hãng Xe Số Loại
Tìm Kiếm Cỡ Lốp ( Dành cho xe du lịch )
Đường Kính Vành Độ Rộng Lốp Tỉ Lệ Thành Lốp

Những lưu ý khi bảo dưỡng phanh ô tô

Hệ thống phanh tối quan trọng đối với xe ô tô. Tình trạng hoạt động của hệ thống phanh ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của chiếc xe khi vận hành và đặc biệt là tính mạng của người tham gia giao thông.

1. Kiểm tra tổng quan

Các cơ cấu phanh cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng hoạt động tốt...

Cần kiểm tra định kỳ các cơ cấu phanh

Trong quá trình lái xe, các tình huống có thể xảy ra với phanh như đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh thì có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn… đều là những dấu hiệu cho thấy bộ phận phanh đang gặp vấn đề hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và nhanh chóng thay mới.

Khi đèn báo hệ thống phanh bật sáng thì xe bạn đang có vấn đề...

Đèn báo bật sáng khi hệ thống phanh đang có vấn đề

Một chi tiết quan trọng nữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của phanh là hệ thống đường dẫn phanh bên dưới gầm xe, kiểm tra xem các ống dẫn dầu mềm và ống dẫn kim loại có bị rò rỉ hoặc va chạm với những bộ phận khác như ống xả, bộ phát nhiệt…

Việc theo dõi và kiểm soát lượng dầu phanh thường xuyên được xem là cách hữu hiệu để biết được khả năng hoạt động của hệ thống phanh ô tô.

Cần kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên...

Kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên để đảm bảo hoạt  động của hệ thống phanh

Khi dầu thiếu hụt thì cần châm thêm vào, nhưng có trường hợp sụt giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn nên sớm sửa chữa, hoặc thay thế khi cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xe.

Theo kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng ô tô của các chuyên gia thì khi kiểm tra dầu phanh cũng nên lưu ý đến màu sắc, dầu còn mới sẽ trong hoặc trong mờ, còn dầu đã cũ thì sẽ sậm màu và lẫn tạp chất dễ nhìn thấy.

2. Kiểm tra chi tiết

Tháo bánh xe để kiểm tra chi tiết cơ cấu phanh...

Cơ cấu phanh đĩa trên ô tô

Để kiểm tra cần tháo bánh xe, gỡ phần đĩa phanh ở hai bánh trước hoặc bánh sau và quan sát xem mức độ trầy xước trên mặt đĩa phanh. Thông thường, những vết trầy xước này là nhiều cặn bẩn nằm giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó. Nếu cần thực hiện bảo dưỡng đĩa phanh thì cách phổ biến sẽ là làm tráng bề mặt hoặc thậm chí là thay mới.

Kiểm tra độ cong vênh và xả gió

Kiểm tra độ cong vênh của đĩa phanh...

Kiểm tra độ cong vênh của đĩa phanh

Khâu kiểm tra độ cong vênh thường sẽ định kỳ mỗi năm một lần với sự giám sát của chuyên viên sửa chữa và chủ xe, bởi vì quá trình sửa chữa và thay thế sẽ còn phụ thuộc vào mặt trong phanh bám bẩn hay bề mặt đĩa bị vênh lên nghiêm trọng ra sao.

Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu thì nên thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Bởi vì trong dầu phanh và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố phanh mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Cho nên, thao tác “xả gió” theo đúng quy trình sẽ đảm bảo phanh hoạt động chất lượng và an toàn hơn. 

Kiểm tra má phanh

Kiểm tra tình trạng của má phanh ...

Cần kiểm tra tình trạng mòn của má phanh để thay thế kịp thời

Để đảm bảo sự an toàn, bạn nên theo dõi bộ phận má phanh sau khi vận hành. Bởi nếu má phanh ô tô bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc hoặc dừng xe. Nếu bạn để tình trạng má phanh quá mòn sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh và kéo theo việc đĩa phanh sẽ nhanh mòn hơn.

Vệ sinh cơ cấu phanh

Tùy thuộc vào tần suất đi lại, tính chất địa hình mà có những cách vệ sinh phanh phù hợp cho xe bạn. Ở điều kiện giao thông trong nước, hiện nay việc bảo dưỡng định kỳ cho phanh rất quan trọng và nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ nhà sản xuất, hãng xe yêu cầu khi mua xe mới.

Cần vệ sinh cơ cấu phanh theo định kỳ để đảm bảo hoạt động của hệ thống...

Vệ sinh cơ cấu phanh để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt

Trong trường hợp, xe có gắn hệ thống phanh ABS, thì cần quan tâm những điều sau: kiểm tra tính hoạt động của bộ phận bơm thủy lực, chú ý đèn cảnh báo khi ABS có vấn đề, xác nhận độ nhạy thông qua hiện tượng “phản hồi” khi đạp phanh. Ngoài ra, tuổi thọ của phanh ABS còn phụ thuộc vào quá trình bảo dưỡng chung của cả hệ thống phanh trên xe.

Đèn cảnh báo ABS sáng khi hệ thống có lỗi...

Đèn cảnh báo ABS sáng khi hệ thống có lỗi

Tin Khác

Trang 1 / 62

Google Comment

Hỗ Trợ Online
  • Chat SkypeHỗ Trợ

Like and Share !
Quảng Cáo
logo.gifanigif.gifanigif(3).gif
Thống Kê Truy Cập
Go Top